Đối với những nhà Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm - R&D (Research & Developement), một trong những việc quan trọng, cần thiết và không thể thiếu đối với việc phát triển để làm ra một sản phẩm mỹ phẩm đó là việc kiểm tra độ ổn định của công thức và của thành phẩm. Sản phẩm tạo ra luôn được các nhà phát triển công thức mong muốn đem đến thành phẩm mà những giá trị về tính chất, cảm quan vật lý như: màu sắc, mùi hương, hình dạng kết cấu của sản phẩm phải được giữ nguyên vẹn; chất lượng cốt lõi bên trong cũng như các hiệu quả và tính đặc trưng của sản phẩm luôn được đảm bảo như lúc mới ban đầu. Vậy nên việc nhận thức về ý nghĩa của việc này và cách thực hiện quy trình để có thể kiểm tra và đánh giá đúng đắn sẽ mang lại ảnh hưởng sâu sắc đến với sự thành công của người làm công thức và đối với giá trị của sản phẩm.

Tuy nhiên trong cả sự nghiệp của một R&D, có thể đến hàng trăm hàng ngàn công thức mới được tạo ra, có khi do những thay đổi nhanh chóng diễn ra cho một dự án nào đó theo định hướng của công ty hay do thay đối nguồn nguyên liệu mới và có khi đi theo xu hướng thị trường. Vậy nên việc thực hiện kiểm tra độ ổn định cho toàn bộ các sản phẩm là điều không thực tế. Nhưng cũng có đôi lúc, bạn phải thực hiện phương pháp đảm bảo độ bền về chất lượng và các tính chất của sản phẩm trong một số trường hợp như:

  • Khi phát triển công thức mới

  • Xác định tính chất cho sự thay đổi nguồn nguyên liệu mới

  • Những đổi mới trong quy trình sản xuất

  • Thiết kế bao bì sản phẩm mới

 

Để đánh giá và kết luận về chất lượng của sản phẩm, thông thường các sản phẩm sẽ được kiểm tra và đánh giá trong đa dạng các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng,v.v ở trong những khoảng thời gian nhất định. Nếu các sản phẩm có thể chinh phục được những tiêu chuẩn điều kiện đưa ra, giữ nguyên hoặc có những thay đổi không đáng kể so với lúc ban đầu thì được xem là ổn định, có thể được kết luận là sản phẩm có chất lượng tốt và có thể an toàn trong quá trình vận chuyển và sử dụng cho người tiêu dùng. Và ngược lại, nếu các sản phẩm không đạt các tiêu chuẩn này thì được đánh giá là sản phẩm chất lượng chưa tốt và có khi bị quan ngại là không an toàn trong quá trình sử dụng của khách hàng.

Bản chất của việc kiểm tra độ ổn định

Việc thử nghiệm độ ổn định nói nôm na là việc mà bạn tạo ra lô các mẫu sản phẩm cho công thức của bạn và cho những mẫu sản phẩm đó vào các điều kiện môi trường khác nhau với đa dạng nhiệt độ và mức độ ánh sáng trong chuỗi khoảng thời gian ý nghĩa cho việc thúc đẩy những hiện tượng sắp tới sẽ xảy ra trong suốt vòng đời của chúng.

Vào những khoảng thời gian khác nhau, bạn đánh giá các mẫu của mình về các tính chất vật lý, tính chất hóa học, các biểu hiện đặc trưng của chúng và dựa theo yêu cầu của công ty đề ra để xác định liệu có bất kì sự thay đổi nào không. Nếu không có sự thay đổi đáng kể nào (theo kì vọng vủa bạn), khi đó công thức của bạn có thể nói là “thông qua” bài test độ ổn định. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tự tin rằng công thức này cho những sản phẩm khi gửi đến các cửa hàng và người dùng vẫn được giữ nguyên chất lượng sản phẩm như lúc mới sản xuất. Trong mỹ phẩm, việc cố gắng tạo ra một công thức duy trì sự ổn định trong nhiệt độ phòng ít nhất một năm thường phổ biến.

Thêm nữa, có một giả định ngầm trong việc kiểm tra độ ổn định đó là khi nhiệt độ bảo quản tăng thì tuổi thọ của sản phẩm (hay mức độ lão hóa của sản phẩm) cũng xảy ra nhanh hơn. Một phương pháp “dân gian” trong ngành là trữ mẫu ở 45°C trong 8 tuần cũng tương đương với trữ mẫu ở nhiệt độ phòng trong 1 năm. Các phương pháp kiểm tra độ ổn định không có chứng minh khoa học chính xác, nhưng chúng có ý nghĩa nhất định cho các mục đích của sản phẩm mỹ phẩm.


Làm sao để kiểm tra độ ổn định trong mỹ phẩm?

Ở Mỹ, đối với mỹ phẩm OTC (OTC là các sản phẩm thiên về dược tính không cần kê đơn của bác sĩ) như kem chống nắng (EU), AP/DO (Anti-Perspirant/Deodorant - các sản phẩm khử mùi diệt khuẩn), dầu gội trị gàu (EU); FDA có những yêu cầu đặc biệt hơn cần phải tuân theo (tham khảo thêm thông tin trên website của FDA: www.fda.gov).

Dành cho sản phẩm mỹ phẩm, dưới đây là một sườn cơ bản nên tuân theo khi tiến hành kiểm tra độ ổn định:
  • Chuẩn bị lô sản phẩm của bạn. Đôi khi cũng cần chuẩn bị lô mẫu để kiểm tra và lô mẫu để đối chứng.

  • Đổ mẫu. Lý tưởng là đổ mẫu vào bao bì cuối; lọ chứa thủy tinh cũng được khuyến khích.

  • Hãy đọc nhiều. Cách này sẽ giúp bạn biết quy trình nên được bắt đầu từ đâu.

  • Đặt các mẫu ở các điều kiện khác nhau, Thử mẫu trong các điều kiện nhiệt độ trong khoảng 4°C – 50°C và trong đa dạng các điều kiện về ánh sáng.

  • Đánh giá các mẫu ở các khoảng thời gian. Thông thường các khoảng thời gian: 2, 4, 8 và 12 tuần thường được thực hiện. Đừng quên thử nghiệm vi sinh cho mẫu sản phẩm.

  • Xác định độ ổn định. Nếu công thức có sự thay đổi nhỏ trong khoảng 8 tuần trong các nhiệt độ được đánh giá, nó cũng gần như tương đương  với bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1 năm.


Kiểm tra độ ổn định là một phần quan trọng của việc sáng tạo an toàn và hiệu quả của các sản phẩm. Mỗi khi bạn cho ra mắt một sản phẩm mới hay tạo một sự thay đổi nhất định đối với một cái có sẵn, hãy chắc là đã thực thiện kiểm tra độ ổn định.

Tài liệu tham khảo: https://knowledge.ulprospector.com/1771/pcc-cosmetic-formulators-guide-stability-testing


Công ty TNHH Dermatech Việt Nam – 85 đường B4, An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Tel: (028) 6270 27 25 Website: dermatech.com.vn